Với giải pháp SEO Audit cho các doanh nghiệp, DigitalStar hướng tới việc đánh giá, phân tích, và xem xét hiệu suất SEO trên website của khách hàng
SEO Audit là một công đoạn rất quan trọng xuyên suốt quá trình SEO. Hiểu đơn giản, SEO Audit là quá trình đánh giá, kiểm tra thực trạng của một website.
Thông qua SEO Audit, khách hàng sẽ phát hiện ra những “căn bệnh” đang làm kìm hãm website trong mắt google. Từ đó đưa những “phương án chữa bệnh” phù hợp nhất, thúc đẩy website lên top.
Bạn nên thực hiện SEO Audit vào 3 thời điểm sau đây:
1. Khi bắt đầu thực hiện dự án mới
Hãy tiến hành SEO Audit trước khi làm dự án mới để có mục tiêu, chiến lược cụ thể
2. Giai đoạn đầu của mỗi quý
Thực hiện SEO Audit vào đầu mỗi quý sẽ giúp bạn nắm rõ hiệu suất SEO của quý trước để kịp thời điều chỉnh cho hợp lý.
3. Khi website có hiện tượng bất thường
SEO Audit giúp bạn xác định được website của mình đang hoạt động như thế nào.
Công đoạn audit website là một quá trình không thể thiếu đối với bất cứ trang web nào nếu muốn lên top google hay được google đánh giá cao. Thông thường, công đoạn này được thực hiện khi bắt đầu dự án SEO, và theo định kỳ hàng tháng hoặc quý đối với các website lớn, hoặc là khi website bị tụt top, mất traffic hay không được index key.
Giống như việc đánh giá, kiểm tra định kỳ hoạt động của một bộ phận hàng tháng, audit website đo lường, thống kê và xem xét lại tổng thể website giúp website hoạt động hiệu quả hơn. Thông qua đó, website của khách hàng sẽ được phát hiện và sửa chữa những lỗi mà website đang gặp phải, tránh tình trạng bí gắn “cờ đỏ” của google.
Do đó, nếu bạn thực sự quan tâm đến thương hiệu, và quảng bá thương hiệu thông qua website thì việc SEO Audit cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn biết được những công việc phải thực hiện trên website ngay lập tức để được google đánh gía cao mà còn giúp bạn thu hút được lượng lớn khách hàng mục tiêu và tăng doanh thu kinh doanh.
Đầu tiên, bạn cần xác định xem website của bạn có hoạt động bình thường hay không thông qua:
Khả năng tiếp cận nghĩa là khả năng mà cả Google và người dùng có thể tiếp cận với website của bạn.
Cấu trúc website tổng thể.
Khi thực hiện audit, bạn cần đảm bảo rằng người dùng chỉ cần vài cú click chuột là đã có thể chuyển từ trang chủ đến các trang con. Tốt nhất là dưới 3 cú nhấp chuột
Tiến hành index wbsite. Khả năng index đề cập đến những trang này có hiển thị trong công cụ tìm kiếm sau khi truy cập hay không.
Các vấn đề nội dung chung
Tất cả bài đăng của bạn đều phải chứa thông tin hữu ích đối với người dùng, nên xuất bản các bài viết có nội dung liên quan đến chủ đề chung.
Tránh tình trạng trùng chủ đề. Khi bạn có 2 bài viết có nội dung giống hoặc tương tự nhau thì Google sẽ gặp trở ngại trong vấn đề index.
Điều này cũng xảy ra tương tự đối với hiện tượng ăn thịt từ khóa.
Đề cập đến cácg viết và cấu trúc mỗi trang.
Điều này không chỉ quan trọng đối với công cụ tìm kiếm mà còn đối với cả các blogger và khách truy cập. Nếu nội dung của bạn không có gì đặc sắc thì đừng tốn thời gian công sức để tối ưu hóa website của bạn.
URL cần phải ngắn gọn, dễ hiểu và mô tả đúng nội dung.
Bài viết có độ dài phù hợp, tối thiểu là 500 từ. Bài viết cần cung cấp các giá trị hữu ích cho khách truy cập, có tính độc đáo, có chứa các từ khóa LSI, đúng cấu trúc ngữ pháp và dễ đọc.
Tối ưu hóa hình ảnh trong các bài viết.
Thẻ meta cũng là một công cụ SEO rất quan trọng.
Các liên kết liên quan.
Offpage hiển thị mức độ phổ biến của website. Bên cạnh đó, bạn còn biết được mọi người có truy cập vào website của bạn hay không và truy cập từ website nào, nguồn truy cập có đáng tin cậy hay không,…
Nội dung bài viết thân thiện với các độc giả, khi đó website của bạn sẽ nhận được nhiều liên kết trỏ về, nhiều lượt chia sẻ trên các mạng xã hội.
Phân tích offpage giúp bạn biết được những người khác phản ứng như thế nào khi truy cập vào website của bạn.
Khi SEO Audit nên thực hiện theo một quy trình thống nhất để tránh việc bị bỏ sót hay trùng lặp hạng mục cần audit. Dưới đây là quy trình chuẩn seo audit bạn nên làm theo:
Các vấn đề kỹ thuật SEO có thể ảnh hưởng rất nghiệm trọng đến thứ hạng của website bạn. Một vài vấn đề này nằm sâu bên trong website, cần nhưng chuyên gia chuyên nghiệp để phân tích và xử lý.
Sẽ đào sâu vào thu thập các thông tin, phân tích ngân sách và phân tích các tác nhân người dùng trên website. Các dữ liệu được thu thập và chỉnh sửa hợp lý sẽ giúp trải nghiệm người dùng trên website tốt hơn.
Khi sử dụng website, bạn sẽ gặp phải tình trạng các page rác như là page tự sinh do lỗi code, các tag mất kiểm soát, trang thông tin cũ, trang trùng lặp nội dung, trang nội dung lởm,…
Việc cần làm là xử lý các trang rác đó. Đối với các trang đã được index trên google, nếu bạn xoá trang đó sẽ tạo thành lỗi 404, do đó, bạn nên redirect về trang có nội dung tương tự hoặc trang chủ.
Thông thường các url ngắn sẽ tốt hơn cho website, nó vừa dễ nhớ, vừa đẹp lại giúp tối ưu SEO tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi thay đổi url, sẽ làm mất các thứ hạng tìm kiếm của bài viết đó.
Tương tự như việc xử lý rác, bạn có thể redirect về url mới để đảm bảo website của bạn không bị lỗi 404.
Hiện nay, hầu hết người dùng đều lướt web trên điện thoại, có thể website của bạn rất đẹp và phù hợp khi sử dụng trên máy tính nhưng khi sử dụng trên điện thoại thì các yếu tố sẽ khác đi.
Do đó, khi thiết kế website hay chỉnh sửa web cần lưu ý đến yếu tố này, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người dùng trên website
Một vài page cũ của bạn có tiêu đề như: “Top 5 đơn vị cung cấp dịch vụ SEO tốt nhất 2015” cần phải được sửa lại.
Bởi vì hầu hết khách hàng hay người dùng của bạn đều thích xem những bài viết có nội dung được cập nhập mới nhất.
Việc cấu trúc lại website không chỉ giúp truyền sức mạnh cho các link juice mà còn giúp người dùng tìm kiếm thông tin vài trải nghiệm tốt hơn trên website của bạn.
Liên kết hỏng có thể là bài viết đã bị hoá, hình ảnh hay video đã bị mất. Để làm việc này bạn có thể cài 1 vài plugin để tìm ra các liên kết hỏng và remove nó.
theo yêu cầu của từng khách hàng
SEO là một dịch vụ chuyên môn, có nhiều khái niệm kỹ thuật và nhiều cách tiếp cận thực thi và có thể thất bại. Hãy có cái nhìn tổng quan trước khi bắt đầu.
Thông thường, để audit website kỹ lưỡng và đưa ra một bản kế hoạch cụ thể sẽ mất từ 30 – 40 ngày tuỳ thuộc vào độ lớn của website.
Sau khi nhận được báo cáo audit website, khách hàng có thể thực hiện chỉnh sửa những vấn đề mà website đang mắc phải theo kiến nghị mà chúng tôi đưa ra trong báo cáo.
Giải pháp digital toàn diện cho SMEs từ năm 2012
© 2020, Digitalstar. All Rights Reserved.