Với giải pháp Nghiên cứu từ khoá cho các doanh nghiệp, DigitalStar hướng tới việc đánh giá, phân tích, và xem xét các từ khoá cần thiết và liên quan đến website của bạn.
Nghiên cứu từ khoá (Keyword Research) là bước đầu tiên và không thể thiếu trong bất cứ hoạt động SEO mới nào. Hiểu một cách đơn giản thì nghiên cứu từ khoá là quá trình tìm kiếm, sàng lọc, phân tích các từ khoá cùng chủ đề với website mà người dùng tìm kiếm trên internet.
Có thể nói hoạt động Keyword Research chính là việc tìm hiểu các mục đích tìm kiếm của người dùng và sử dụng các thông tin này để để tối ưu hoá content website, giúp tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn
Nghiên cứu từ khóa là công đoạn vô cùng quan trọng trong dự án SEO. Sau đây là các lợi ích mà nghiên cứu từ khóa đem lại:
Có 2 phương pháp làm Keyword Research chính, đó là:
Trước khi băt đầu nghiên cứu từ khoá, bạn cần nghiên cứu kỹ càng lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hướng tới và insight của khách hàng. Từ đó, bạn có thể chọn ra những từ khoá chính, từ khoá ngách liên quan đến chủ đề chính để tạo ra sự đa dạng thông tin cho website.
Sau khi đã xác định được lĩnh vực, tiếp theo chúng ta sẽ “mổ xẻ” các từ khoá. Các tiêu chí để phân tích từ khoá đó là:
– Độ phổ biến của từ khoá: Dựa trên số lượng tìm kiếm của từ khoá đó theo tháng, các từ khoá có volume lớn thường trên 10.000 lượt tìm kiếm/tháng
– Độ khó của từ khoá: các từ khoá có độ khó cao thường là các từ khoá chính, từ khoá dịch vụ hoặc từ khoá ngắn, Từ khoá khó được đầu tư nhiều backlink chất lượng để lên top.
Tiếp theo là phân loại từ khoá theo nhóm từ khoá chính và từ khoá phụ. Tại đây, sẽ lựa chọn ra các từ khoá quan trọng và ít quan trọng hơn để xác định chủ lực đẩy mạnh trong website:
– Từ khoá chính: Các từ khoá gắn liền với sản phẩm dịch vụ đang cung cấp, là từ khoá kiếm tiền
– Từ khoá phụ: Các từ khoá thông tin, câu hỏi tìm kiếm của người dùng đối với lĩnh vực
Sau 3 bước trên, bạn đã có 1 bảng từ khoá sơ lược rồi, cuối cùng là việc xếp hạng từ khoá và tạo ra một bảng Keyword Research cho website:
– Loại bỏ từ khoá trùng nhau
– Nhóm các từ khoá cùng chủ đề
– Sắp xếp theo từ khoá mẹ và từ khoá con
– Xếp các từ khoá đồng nghĩa lại với nhau.
Để điều tra được keyword của đối thủ, đầu tiên bạn cần biết đối thủ của mình là ai. Cách đơn giản nhất là bạn vào google và tìm kiếm các từ khoá dịch vụ của bạn, nằm trong top 10 lượt tìm kiếm đầu tiên chính là những đối thủ mạnh ký nhất.
Sau đó vào một công cụ nghiên cứu từ khoá bất kỳ mà bạn đang sử dụng, nhập địa chỉ website đối thủ vào và bạn sẽ thấy các keyword, lượt xem của keyword đó tại website đối thủ.
Điều cần làm là hãy lọc các keyword có lượt tìm kiếm cao, phù hợp với website của bạn để tạo thành một danh sách từ khoá của đối thủ hoàn thiện. Sau cùng là liệt kê các keyword mà bạn đã có và chưa có từ danh sách đó và chuẩn bị lên content cho website.
Để thực hiện tốt việc lên bộ từ khoá cho website, bạn cần phải có các công cụ nghiên cứu từ khoá chuyên dụng và hiệu quả. Dưới đây là một vài công cụ bạn nên sử dụng:
Có thể nói đây chính là “công cụ quốc dân” mà SEOer đều biết. Không chỉ sử dụng trong nghiên cứu từ khoá, Ahrefs còn kiểm tra bài viết kiểm tra backlink, xếp hạng google,…
Là website chuyên dụng để nghiên cứu từ khoá, Keywordtool.io giúp xếp hạng, tìm kiếm và lượt volume của các từ khoá liên quan cho lĩnh vực của bạn.
Là công cụ có nhiều chức năng không chỉ riêng nghiên cứu từ khoá mà còn giúp phân tích đối thủ cạnh tranh, điều tra backlink đối thủ, và nhiều tiện ích khác.
Báo giá này có khái niệm tương đối để khách hàng tham khảo
Trước khi đầu tư triển khai SEO chúng tôi khuyên khách hàng nên sử dụng gói dịch vụ tư vấn SEO của chúng tôi để có cái nhìn tổng quan về lợi nhuận và rủi ro mang lại từ SEO.
Vị tri SEO luôn thay đổi trong SEPRs do đó việc duy trì là bắt buộc nếu bạn không muốn mất thành quả đẩy top.
10% chi phí đẩy top.
Giải pháp digital toàn diện cho SMEs từ năm 2012
© 2020, Digitalstar. All Rights Reserved.