DigitalStar

Quản trị website

Trang chủ (Home Page) là trang đầu tiên khách hàng sẽ được tiếp cận khi truy cập vào website của bạn. Một trang chủ đẹp, hấp dẫn, độc đáo sẽ thu hút khách hàng truy cập không chỉ một lần mà sẽ thường xuyên truy cập trở lại để tìm kiếm thông tin hay sản phẩm mà bạn cung cấp và tiềm năng sẽ trở thành khách hàng của bạn. Dưới đây DigitalStar hướng dẫn bạn cách quản trị website dù bạn đang dùng bất kỳ CMS nào.

Ngược lại, cho dù nội dung và sản phẩm mà bạn cung cấp là rất hữu ích nhưng trang chủ mà bạn thiết kế không làm nổi bật được điều đó, không có khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng, thì website của bạn sẽ dần mất đi giá trị thực của nó. Vậy một trang chủ như thế nào sẽ được coi là hấp dẫn và có khả năng “bắt mắt” khách hàng.

1. Thu hút sự quan tâm của khách truy cập

Rất nhiều website đã để lãng phí những khoảng không giá trị tối ưu SEO chủ của họ với những câu khẩu hiệu như:
“Chào mừng bạn đến với website của chúng tôi!”
hay những bài giới thiệu trích dẫn dài vô tận. Tất cả những trang chủ được thiết kế với những nội dung như trên thường không thu hút được sự chú ý của người truy cập và cũng là nguyên nhân làm tăng thời gian truy cập.

Ở một khía cạnh nào đó, những bài giới thiệu về công ty là rất hữu ích. Tuy nhiên, bạn phải biết chọn lọc, đưa ra những thông tin hữu ích nhất để làm nổi bật trang chủ và những ưu việt của sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

2. Cung cấp các thông tin ngắn gọn và đơn giản.

Mục đích truy cập Internet của khách hàng là nhanh chóng có được những thông tin mà họ quan tâm. Đừng hy vọng khách hàng sẽ dùng thanh trượt để kéo xuống 3, 4 lần chiều dài của màn hình để tìm kiếm sản phẩm. Tốt nhất hãy tạo thuận lợi cho khách truy cập bằng việc thiết kế một trang chủ thật đơn giản và ngắn gọn trên một mặt màn hình máy tính.

Liệt kê, giới thiệu tên các mặt hàng bằng cách đánh dấu theo từng khoản mục rõ ràng: Khách hàng thường chỉ lướt qua các đề mục mà họ quan tâm chứ không bao giờ tìm kiếm trong những đoạn giới thiệu dài và khó tìm kiếm. Bên cạnh đó có thể sử dụng những kỹ thuật, kỹ xảo làm nổi bật những khoản mục quan trọng.

Phân định các khoản mục một cách rõ ràng: Sử dụng mầu, thẻ header tag hay các thanh công cụ để phân định các khoản mục.

Xây dựng dữ liệu dưới dạng cột: Dữ liệu xây dựng dưới dạng cột có thể dễ đọc hơn là viết dưới dạng dòng ngang kéo dài hết một trang màn hình.

Xây dựng những đoạn thông tin ngắn: Hãy xây dựng những đoạn text ngắn và làm nổi bật những nội dung chính quan trọng của từng đoạn.

Với những kỹ thuật thiết kế trên cùng với sự kết hợp các đường link kết nối, khách truy cập sẽ có được đầy đủ những thông tin mà website của bạn cung cấp một cách thuận tiện và nhanh nhất. Trang chủ của một website nó giống như một món ăn khai vị của một bữa tiệc. Hãy tạo cho khách hàng của bạn cảm giác ngon miệng và sự hấp dẫn của những món ăn khác mà bạn sẽ cung cấp.

3. Chỉ dẫn

Một hệ thống điều hướng hay chỉ dẫn truy cập là rất quan trọng nếu bạn muốn thu hút và tăng số lượng khách truy cập. Và dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:

Công cụ điều hướng truy cập: Hãy tặng cho khách hàng của bạn các lựa chọn điều hướng mà không buộc phải sử dụng sự trợ giúp của công nghệ hay các trình duyệt đặc biệt. Các tổ hợp phím tắt cũng sẽ rất hữu ích để người truy cập có thể sử dụng công cụ điều hướng từ bàn phím thay bằng việc nhấc chuột.

Công cụ tìm kiếm: Khách truy cập rất thích được tra cứu website qua các công cụ tìm kiếm để có được chính xác những thông tin hay sản phẩm mà họ cần. Rất đơn giản, bạn không cần phải dùng bất kỳ một thủ thuật nào để thực hiện. Thay vì hãy liên hệ với một số nhà cung cấp máy chủ, như: Google, FreeFind. Hoặc bạn có thể tham khảo tại SearchTools.com

Sơ đồ trang: Đối với những website lớn và phức tạp, việc xây dựng một sơ đồ trang là rất hữu ích không chỉ cho khách truy cập mà cho chính bạn khi bạn muốn quản lý, theo dõi và cập nhật dữ liệu. Sơ đồ trang sẽ giúp bạn xây dựng được mối link giữa tất cả các nội dung của website.

4. Xây dựng niềm tin với khách hàng

Khách truy cập không làm việc trực tiếp với bạn. Và cũng có thể sẽ không bao giờ gặp bạn thậm chí là nói chuyện qua điện thoại – bởi vì tất cả có thể được thực hiện tự động và trực tiếp trên mạng. Chính vì vậy việc xây dựng cơ sở niềm tin cho khách hàng là rất quan trọng. Hãy để một vị trí nhỏ Onpage chủ cho việc cung cấp: Tên công ty, địa chỉ, và số điện thoại.

Đã có không ít khách hàng lưỡng lự khi đưa ra quyết định giao dịch với các website không cung cấp địa chỉ và số điện thoại cụ thể. Ngoài ra, việc đăng ký website lên các công cụ tìm kiếm của bạn cũng sẽ bị huỷ bỏ nếu bạn không cung cấp những thông tin liên hệ cần thiết.

Địa chỉ email: Việc cung cấp một địa chỉ email cũng không thể thiếu để giúp khách hàng có thể giao dịch với bạn, tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận trước những bức thư được gửi dưới dạng Spams.

Tỷ lệ khách truy cập: Việc đưa ra tỷ lệ khách truy cập hay số lượng khách truy cập sẽ giúp khách hàng hình dung và đánh giá được chất lượng của website cũng như chất lượng dịch vụ và sản phẩm mà bạn cung cấp.

5. Kiểm tra và khắc phục các sự cố.

Cuối cùng, bạn cần phải chắc chắn trang chủ của bạn sẽ được hiển thị khi khách truy cập load vào. Những hoạt hình flash ấn tượng là rất cần thiết tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo thời gian truy cập không quá lâu. Một trang chủ tiêu chuẩn thu hút được số lượng lớn khách truy cập là một trang đảm bảo thời gian truy cập nhanh, giao diện đẹp hấp dẫn và chứa đựng các thông tin hữu ích. Điều đó hoàn toàn không quá khó – nếu bạn thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

Phối màu phù hợp: Sự phối màu phù hợp sẽ đem lại sự tương thích và nhấn mạnh được những nội dung và thông tin quan trọng. Đặc biệt, tránh sự kết hợp giữa màu đỏ và xanh, có có thể gây ra hiện tượng khó nhìn cho khách truy cập.

Xây dựng hình ảnh hay đồ hoạ: Hãy chắc chắn rằng những hình ảnh của trang chủ đưa ra được ý tưởng chính của website. Mục đích của phần lớn khách truy cập là muốn tìm kiếm thông tin chứ thực sự không phải để xem hình ảnh. Chính vì vậy, hãy hạn chế việc đưa những hình ảnh làm tăng thời gian truy cập không cần thiết.

Kiểm tra và sửa lỗi: Các lỗi xuất hiện trong việc thiết kế và upload lên mạng là không tránh khỏi. Vì vậy bạn cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc tìm kiếm và khắc phục các lỗi trước khi giới thiệu rộng rãi đến công chúng.

Quản lý website là gì? Hãy bắt đầu từ những lợi ích thuyết phục nhất của website của bạn và chuyển nó thành một tiêu đề nét đậm. Đừng bắt đầu bằng khẩu hiệu chào đón không có nghĩa gì cả.

1. Lợi ích

Hãy bắt đầu với những lợi ích thuyết phục nhất của website của bạn và chuyển nó thành một tiêu đề nét đậm. Đừng bắt đầu bằng khẩu hiệu chào đón không có nghĩa gì cả.

Kém: Chào mừng bạn đến với cửa hàng đồ trang sức của chúng tôi.
Tốt: Nhà thiết kế thủ công đồ trang sức bạc.
2. Sự cảm thông

Hãy tập trung vào nhu cầu của những khách hàng ghé thăm website của bạn và những triển vọng. Đừng nói về khó khăn của bạn đầu tiên.

Kém: website này được đưa ra vào 2 ngày trước đây, vì vậy xin hãy bỏ qua những thiếu sót.
Tốt: Xin hãy liên hệ với dịch vụ khách hàng của chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.
3. Sự nhất quán

Đừng dựa theo một kiểu mẫu định dạng nhất định cho website của bạn. Đừng làm cho nó trông như một bức tranh minh họa lòe loẹt với 10 phông chữ và 20 mầu sắc.

Kém: Sử dụng nhiều mầu khác nhau trong mỗi đoạn và các kiểu chữ và các cỡ chữ khác nhau cho mỗi tiêu đề.
Tốt: Một mầu chữ và một cỡ chữ cho mỗi văn bản và chỉ một mầu chữ và một cỡ chữ cho các dòng tiêu đề (Arial và Verdana được coi là những phông chữ thích hợp nhất cho nội dung website).
4. Sự đơn giản

Làm cho nội dung website của bạn trở nên đơn giản. Đừng sử dụng những từ ngữ gây khó hiểu để khách hàng có thể hiểu được thông điệp của bạn ngay lập tức.

Họ sẽ không muốn mất nhiều cố gắng để hiểu được nội dung đó nếu những từ ngữ đó quá trừu tượng. Họ sẽ ngay lập tức thoát ra khỏi website của bạn và có thể bạn sẽ mất đi một khách hàng tiềm năng.

Kém: Mặc cho tình trạng của họ hiện nay, các nhà cạnh tranh bền bỉ vẫn đi đến thất bại do sự lạc lõng hoàn toàn của họ.
Tốt: Các nhà cạnh tranh còn thiếu các kỹ năng để thành công.
5. Kiểm tra cẩn thận

Hãy kiểm tra nội dung website của bạn cẩn thận từ việc xem có thiếu cái tiêu đề hay biểu tượng đầu dòng nào không. Hãy làm cho khách hàng biết được ngay lập tức điều mà bạn muốn nói với họ. Đừng đưa khối văn bản lớn vào website của bạn vì người ta sẽ không thể đọc hết được và nó thật tẻ nhạt.

Kém: Một khối văn bản không hề chia đoạn, không có các tiêu đề hay các điểm đánh dấu đầu đoạn.
Tốt: Văn bản phải được chia thành các đoạn và có tiêu đề cùng các kí hiệu đánh dấu đầu dòng.
6. Sự ngắn gọn súc tích

Khi viết nội dung cho website của bạn cố gắng càng ngắn gọn và súc tích càng tốt. Đừng lặp đi lặp lại về một chủ đề mà nó cung cấp những chi tiết không liên quan vì điều đó sẽ không thu hút khách hàng.

Kém: Một câu chuyện lịch sử dài 400 từ về thành tựu đạt được của công ty bạn.
Tốt: Một vài điểm đánh dấu đầu dòng liệt kê các thành tựu lớn.
7. Sự thú vị

Viết theo một phong cách thú vị và thân thiện. Đừng làm cho nó trở nên buồn tẻ và bâng quơ. Phải làm cho khách hàng thích đọc nội dung website của bạn và bị cuốn hút vào đó.

Kém: Công ty của chúng tôi là một công ty rất có năng lực, đáng tin cậy và chúng tôi hoạt động quanh năm. Chúng tôi cũng có một danh mục các khách hàng rất ấn tượng mà trước đây chung tôi từng làm cho họ. Rõ ràng chúng tôi là sự lựa chọn tốt nhất của bạn.

Tốt:

Những lý do khiến chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn:
Dịch vụ khách hàng lớn.
Giá cả cạnh tranh
Kinh nghiệm rộng lớn.