Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc sản xuất nội dung chất lượng là yếu tố quan trọng để thu hút và duy trì sự quan tâm của khán giả. Khái niệm E-E-A-T là chìa khóa cho điều đó và đã được Google công bố giúp mọi người hiểu được những gì Google cần tìm ở một website.

E-E-A-T là gì?

E-E-A-T là viết tắt của các yếu tố: Experience, Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness (có nghĩa là Kinh nghiệm, Chuyên môn, Uy tín và Đáng tin cậy). E-E-A-T trước kia là E-A-T, bản đầu tiên được công bố năm 2013 trước khi bổ sung thêm một chữ E. Đây là các yếu tố quan trọng được Google liệt kê là quan trọng trong quá trình đánh giá và đảm bảo chất lượng của nội dung trực tuyến.

Tại sao E-E-A-T lại quan trọng?

Phân tích E-E-A-T và cách ứng dụng hiệu quả:

E – Experience (Kinh nghiệm)

Experience (E) là yếu tố mới được Google bổ sung vào khoảng 15 tháng 12 năm 2022. Google sẽ đánh giá cao những nội dung đảm bảo được yếu tố kinh nghiệm. Kinh nghiệm này được Google xem xét thông qua sự đóng góp và phát triển của một cá nhân, tổ chức hoặc trang web trong lĩnh vực đó. Ví dụ như thông qua độ sâu của các nội dung được chia sẻ trên trang web đó và cách thức mà nội dung đó được trình bày.

E – Expertise (Chuyên môn)

Expertise đề cập đến kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của người tạo nội dung. Để được đánh giá cao về Expertise, bạn cần chứng minh các yếu tố: Kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu; Bằng cấp, chứng chỉ hoặc vị trí đáng tin cậy trong lĩnh vực. Bằng cách tích cực tìm hiểu, nghiên cứu và chia sẻ kiến thức và thông tin bổ ích, đáng tin cậy về lĩnh vực của mình.

A – Authoritativeness (Uy tín)

Authoritativeness liên quan đến sự công nhận và vị thế của người tạo nội dung trong lĩnh vực cụ thể, như: Quyền lực và vị thế trong lĩnh vực và sự thừa nhận từ các nguồn tin uy tín mang tính cộng đồng.

Để xây dựng Authoritativeness cho nội dung bạn có thể: Tạo mối liên kết với nguồn tin uy tín và các chuyên gia trong lĩnh vực. Chia sẻ những thông tin có giá trị từ các chuyên gia đã được công nhận.

T – Trustworthiness (Đáng tin cậy)

Trustworthiness là mức độ đáng tin của người tạo nội dung và thông tin, như: Tính minh bạch, trung thực của nguồn thông tin và đánh giá tích cực từ người dùng. Để xây dựng Trustworthiness trong nội dung bạn có thể: Chỉ cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy, tránh việc lan truyền thông tin sai lệch, chưa xác thực. Đảm bảo nguồn gốc và kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ để đảm bảo tính tin cậy của nội dung.

Cách để cải thiện E-E-A-T SEO cho trang web của bạn?