Schema

Schema là gì ?

Schema hay còn gọi là Schema.org, Schema Markup là một đoạn code html hoặc code khai báo java script dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (structured data). Schema dùng để cải thiện cách các công cụ tìm kiếm đọc và trình bày trang của bạn trong SERPs. Schema là một đoạn code html hoặc code javascript dùng để giúp các công cụ tìm kiếm đọc website của bạn dễ dàng hơn, và tăng khả năng xếp hạng bạn trên các kết quả tìm kiếm. Ví dụ :<div itemscope itemtype = “https://schema.org/Book”> <span itemprop = “name”> Sách học làm SEO top 10 của DigitalStar </span> <span itemprop = “tác giả”> DigitalStar.vn </span> </div>

Lợi ích của Schema trong SEO

Schema.org là kết quả của sự hợp tác giữa Google, Bing, Yandex và Yahoo! giúp bạn cung cấp thông tin mà công cụ tìm kiếm cần để hiểu nội dung. Khi hiểu được các thực thể ở cấp độ sâu sắc hơn, Google sẽ cung cấp kết quả tốt hơn cho người tìm kiếm. cung cấp kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng. Có thể nói dù Schema không trực tiếp cải thiện thứ hạng của bạn, nhưng nó mang lại vô số cơ hội để cải thiện thứ hạng:

  • Giúp google dễ dàng hiểu nội dung của website hơn.
  • Giúp bạn hiển thị nổi bật hơn trên google, tăng tỉ lệ nhấp.
  • Giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng.

blank

Schema dùng cho những trường hợp nào? 

Dưới đây là một số trường hợp được ứng dụng Schema phổ biến. Tuy nhiên, bạn nên tạo nó cho các loại dữ liệu có trên websiste của mình ngay khi phù hợp và có cơ hội tốt:

  • Doanh nghiệp và tổ chức
  • Sự kiện
  • Mọi người
  • Các sản phẩm
  • Công thức nấu ăn
  • Nhận xét
  • Video

5 loại Schema phổ biển trên SERP (trang kế quả tìm kiếm)

Logo

Schema Markup (đánh dấu dữ liệu cấu trúc) Logo cho Google định hình và ghi nhớ được logo chính thức của bạn là gì. Qua đó, logo thương hiệu chính xác của bạn sẽ xuất hiện ưu tiên khi có người dùng tìm kiếm về bạn.

Local Business

Đánh dấu dữ liệu cấu trúc về Local Business (doanh nghiệp địa phương) sẽ giúp Google nhận dạng đâu là những yếu tố trên trang web chứa thông tin liên hệ và địa chỉ. Sau đó, Google sẽ ưu tiên hiển thị những thông tin đó ở góc bên phải của một số SERP nhất định. Điều này đảm bảo Google cung cấp cho những người dùng thông tin phù hợp và khuyến khích lưu lượng truy cập từ địa phương.

Review

Đánh dấu phần review (đánh giá xếp hạng sao) vào phần dưới cùng của kết quả hiện thị về website của bạn. Điều này cho khách hàng tiềm năng biết doanh nghiệp của bạn có chất lượng sản phẩm, dịch vụ ra sao. Giúp tăng mức độ uy tín và tăng tỉ lệ nhấp, tìm hiểu về thương hiệu hơn.

Sitelink

Thay vì chỉ liên kết đến mỗi trang chủ website, hãy đánh dấu thêm các siêu liên kết (Sitelinks). Đây là điều hướng bổ sung giúp người dùng nhìn thấy các liên kết quan trọng khác như tag nghề nghiệp, blog và các nội dung hấp dẫn khác,…

Product

Đánh dấu sản phẩm (Product) cung cấp cho Google thêm thông tin về các sản phẩm có trên website. Ngoài ra hình ảnh về sản phẩm của bạn cũng có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm hình ảnh trên Google. 

Cách tạo Schema Markup cho SEO

Structured Data Markup Helper là một công cụ trực tuyến của Google được thiết kế để giúp bạn tạo cấu trúc dữ liệu (structured data) cho trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, sau đây là các bước để bạn triển khai Schema Markup cho website:

Bước 1: Chọn loại dữ liệu

Chọn một trong các kiểu dữ liệu phổ biến từ danh sách đã cho.

Bước 2: Dán URL

Dán URL của trang mà bạn muốn tạo Schema vào. Bạn cũng có tùy chọn để dán HTML. Sau đó, nhấp vào “Start Tagging”. Công cụ sẽ tải trang của bạn để bạn có thể bắt đầu đánh dấu nó. Trang web của bạn sẽ xuất hiện ở bên trái và các mục dữ liệu sẽ xuất hiện ở bên phải.

Bước 3: Bắt đầu đánh dấu trang

Hãy lựa chọn trong list bên trái tag mà bạn muốn đánh dấu. Ví dụ như một bài báo, bạn có thể đánh dấu tác giả bằng cách chọn yag “Author” từ menu bật lên.Đối với các tag không thể tìm thấy trên trang của mình. Hãy cuộn xuống cho đến khi bạn thấy nút “Add missing tags”.

Bước 4: Tạo HTML

Khi đã hoàn tất, hãy nhấp vào nút “Tạo HTML” ở trên cùng bên phải màn hình. Bạn sẽ nhận được mã để thêm vào website của mình. Nhấp vào trình đơn thả xuống ở trên cùng để chọn giữa JSON-LD (được đề xuất) và microdata.

Bước 5: Thêm Schema Markup vào website

Lấy đoạn mã ở bước 4 để thêm vào CMS (hệ thống quản lý nội dung) của bạn. Sau đó nhấn “Finish” để nhận danh sách hướng dẫn và kiểm tra Schema đã được thêm vào trang hay chưa.

Bước 6: Kiểm tra lại dữ liệu cấu trúc

Bạn có thể sử dụng công cụ Rich Results Test hoặc Site Audit. Nếu trang web của bạn xuất hiện bất kỳ lỗi nào, hãy chỉnh sửa lại hoặc truy cập vào Structured Data Markup Helper để tạo đánh dấu mới.

Nguồn thông tin hỗ trợ