Internal linking, hay còn gọi là liên kết nội bộ, là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược SEO của một trang web. Internal linking đề cập đến cách mà các trang web và bài viết trên một trang web được liên kết với nhau bằng các liên kết nội bộ. Internal linking có thể giúp tăng tốc độ tải trang, cải thiện trải nghiệm người dùng và cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Liên kết nội bộ là gì ?
Khác với external link. Liên kết nội bộ là liên kết giữa 2 trang trong cùng một website với nhau.
Ví dụ digitalstar.vn/seo-onpage với digitalstar.vn/pbn. Google đã xác nhận Google states that:
The number of internal links pointing to a page is a signal to search engines about the relative importance of that page.
Lợi ích của liên kết nội bộ
-
Liên kết nội bộ sẽ giúp cấu trúc website trở lên chặt chẽ, giúp con bọ google dễ dàng quét nội dung website từ page cũ sang page mới.
- Giúp truyền tải Pagerank và sức mạnh link.
- Giúp google dễ hiểu nội dung website.
- Giúp người dùng dễ dàng khám phá nội dung
Tối ưu hóa link nội bộ
- Hình dung được cấu trúc website: Phổ biến sẽ là trang chủ => các danh mục => các bài viết.
- Xác định nội dung chủ đạo cho website: Thường là các nội dung sinh ra tiền hoặc nội dung kéo được 1 lượng lớn traffic. Đây là những trang bạn nên dồn link nội bộ về.
Cách xây dựng liên kết nội bộ
- Xác định đúng từ khóa đặt link nội bộ
- Đồng nhất cấu trúc link xuyên suốt website
- Đa dạng hóa anchortext đi link
- Tính toán số lượng link phù hợp theo độ khó của từ khóa
Đi link nội bộ mô hình silo hoặc hình tháp
- Liên kết được xây dựng theo dạng topic liên quan.
- Theo mô hình từ chung chung đến cụ thể chi tiết.
- Giúp dòng chảy link dễ dàng hơn và dễ ăn nhiều link juice hơn
Tối ưu hóa link nội bộ
Sử dụng thẻ điều hướng thông minh
Các danh mục chính và trang tổng hợp sản phẩm phải gồm rất nhiều liên kết và sự chú ý của người dùng. Vì vậy, hãy tận dụng chúng như một cơ hội để dẫn người dùng đến những trang con khác tại website của bạn.
Sửa các link nội bộ bị hỏng
Các lỗi thường thấy: URL không tồn tại, URL chưa được cập nhật trên trang,… là nguyên nhân khiến liên kết không hoạt động.Nên tiến hành kiểm tra và sữa chữa kịp thời trước khi thêm link mới.
Sắp xếp các liên kết hợp lý
Điều này cũng dễ dàng giúp bạn có thể xác định được đâu là trang đơn và trang liên kết trên/dưới.
Khắc phục các lượt nhấp không hiệu quả
Nếu khách hàng phải mất quá nhiều lần nhấp chuột để đến được với trang sản phẩm thì bạn cần rút ngắn để tiếp cận đến khách hàng nhanh hơn. Tốt nhất là nên rút ngắn dưới 3 lần nhấp chuột
Loại bỏ các liên kết không hữu ích
Việc điều hướng khách hàng đi quá nhiều trang web sẽ khiến họ cảm thấy rắc rối, dễ thoát ra khỏi website. Lúc này thời gian người dùng ở lại trang của bạn sẽ bị giảm sút và mất đi khả năng xếp hạng của trang.
Những lỗi khi đặt liên kết nội bộ
- Đặt 1 liên kết nhiều lần vào 1 từ khóa.
- Đặt liên kết không đúng nội dung từ khóa. Ví dụ từ dịch vụ SEO nhưng lại đặt link về page là cách đi link nội bộ.
- Không đa dạng hóa anchortext. Bạn có thể tham khảo bài viết về Anchortext để đa dạng hóa anchortext lúc đặt link.
- Đặt quá nhiều liên kết nội bộ.
Tổng kết
Internal linking là điều bắt buộc giúp google hiểu website tốt hơn. Nếu bạn làm tốt thì bạn không cần đi backlink quá nhiều mà từ kháo của bạn vẫn top bình thường.
Câu hỏi thường gặp
từ khách hàng của chúng tôi