DigitalStar

DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA cho website

Trong bối cảnh số hóa ngày càng phát triển, việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy làm thế nào để có thể đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của mình trên Internet? Hãy cùng mình tìm hiểu DMCA là gì và cách đăng ký DMCA cho website của mình nhé!!

DMCA là gì?

DMCA là viết tắt của Digital Millennium Copyright Act, là một đạo luật được thông qua bởi Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 1998 để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên internet. Đạo luật này đưa ra các quy định về bản quyền trên mạng internet và cung cấp các cơ chế giải quyết tranh chấp về bản quyền. Nhờ có DMCA, bạn có thể dễ dàng báo cáo các nội dung copy trên Internet một cách hợp pháp nhất.

DMCA bảo vệ bản quyền trên internet như thế nào?

Để bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm trên internet như website, app, chương trình,… bạn cần thêm một đoạn code của DMCA vào các sản phảm đó, điều này nghĩa là bạn đã khai báo với DMCA rằng sản phẩm của bạn cần DMCA bảo hộ bản quyền bảo hộ bản quyền.

Khi đã thiết lập xong đoạn code bảo vệ bản quyền của DMCA, bạn có thể report trực tiếp bất kỳ website nào copy nội dung từ chính các sản phẩm trên internet của mình.

Sau khi bạn report cho DMCA, bạn cần phải chờ đợi một khoảng thời gian tới khi DMCA gửi thông báo tới chủ bạn rằng vi phạm của đối tượng report đã được xử lý ổn thỏa.

Ngoài ra, nếu chủ của các sản phẩm internet vi phạm đó không chịu phản hồi và thừa nhận rằng mình đang vi phạm thì phía bên DMCA sẽ liên hệ trực tiếp tới bên OSP/ISP (Online Service Provider/Intermediary Service Provider, tạm dịch: Quy hay miễn trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian) để cùng tìm hướng xử lý vi phạm.

Những thông tin nào trên Internet được DMCA bảo vệ?

DMCA bảo vệ những loại nội dung sau:

  • Nội dung dưới dạng là văn bản.
  • Hình ảnh cá nhân, ảnh tự thiết kế hoặc là tự chụp.
  • Video của cá nhân hoặc tự thực hiện.
  • Ứng dụng tự thiết kế.
  • Đồ họa do tự thiết kế.
  • Các chương trình tự viết.
  • Hồ sơ của cá nhân hoặc của công ty.

DMCA có mất phí không?

DMCA có hai hình thức, phiên bản trả phí (DMCA Pro) và phiên bản miễn phí (DMCA Free).
Đối với dịch vụ DMCA Free, bạn vẫn có thể bảo vệ bản quyền của mình như bình thường mà không cần phải nâng cấp lên lên DMCA Pro. Tuy nhiên, nếu bạn có thể đủ nguồn lực và có thể đăng ký lên phiên bản Pro thì hãy đăng ký ngay để hưởng những ưu đãi, tính năng, ưu tiên của DMCA Pro.
Một vài tính năng vượt trội của DMCA Pro
Với DMCA Pro, bạn sẽ có nhiều option cho các symbol – biểu tượng DMCA mà bạn sẽ chèn vào website của bạn. Còn đối với phiên bản Free, tối đa sẽ là 100 biểu tượng.
DMCA Pro sẽ hỗ trợ bạn quản lý trực tiếp các trường hợp vi phạm bản quyền của bạn. Ví dụ như tự yêu cầu trực tiếp tới chủ của trường hợp đang vi phạm hoặc các nhà cung cấp đang vi phạm bằng cách lựa chọn các mẫu yêu cầu sẵn có của DMCA. Đương nhiên đối với dịch vụ Free sẽ không hỗ trợ bạn việc này. Bạn sẽ phải gửi yêu cầu tới DMCA và chờ một thời gian để họ xem xét yêu cầu của bạn và phản hồi.
Dịch vụ DMCA Pro sẽ giúp bạn check không giới hạn trên internet về những nội dung mà bạn nghi là bị đang bị copy. Còn với phiên bản Free thì DMCA sẽ chỉ hỗ trợ bạn tìm tối đa là 2 trang web vi phạm mà thôi.
DMCA Pro sẽ bảo vệ cho các sản phẩm trên mạng của bạn tốt hơn. Tuy nhiên DMCA Free cơ bản vẫn sẽ hoàn toàn đáp ứng được những nhu cầu của bạn.

Hướng dẫn cách đăng ký DMCA cực kỳ đơn giản

Để đăng ký DMCA cho sản phẩm trên internet của bạn, bạn hãy làm theo 4 bước dưới đây:

Bước 1: Truy cập vào trang web DMCA

Để bắt đầu bước đầu tiên của đăng ký tài khoản DMCA, bạn hãy truy cập vào website chính thức của DMCA tại địa chỉ: https://www.dmca.com/

Bước 2: Khai báo lý do đăng ký DMCA

Sau khi bạn nhấn vào nút Đăng ký, bạn sẽ được DMCA hỏi lý do đăng ký DMCA là gì? Lúc này, bạn chỉ cần chọn cho mình Get a FREE Badge (Đăng ký huy hiệu miễn phí), có nghĩa là lý do mà bạn đăng ký DMCA là để lấy logo của DMCA và đoạn code của họ để bỏ vào footer trang web hoặc app của mình.

Bước 3: Khai báo thông tin đăng ký

Bước này khá đơn giản, bạn hãy nhập các thông tin mà DMCA yêu cầu để đăng ký. Hãy lưu ý rằng bạn cần phải khai báo một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Bước 4: Dán đoạn mã của DMCA vào website

Sau khi đăng ký xong, DMCA sẽ giới thiệu cho bạn những logo DMCA PROTECTED. Lúc này, bạn cần chọn ra 1 logo bạn thích, sau đó copy đoạn code bên phải của trang DMCA để dán vào footer trên website của mình là xong.

Sau khi dán đoạn code này vào trên website, bạn cần kiểm tra lại footer của mình. Nếu logo của DMCA đã hiển thị thì đã cài đặt thành công.

Cách report nội dung vi phạm bản quyền trên DCMA

Google Search Console (GSC) là một công cụ giúp bạn có thể report các webstite đã copy nội dung trên website của bạn.

Bước 1: Truy cập vào website báo cáo nội dung vi phạm bản quyền

Để có thể truy cập vào trang báo cáo nội dung vi phạm bản quyền, bạn hãy truy cập đường dẫn sau đây: https://www.google.com/webmasters/tools/dmca-notice?hl=vi

Bước 2: Khai báo thông tin liên hệ

Sau khi truy cập vào website, GSC sẽ yêu cầu bạn khai báo đúng thông tin liên hệ để xác nhận danh tính của người đang report.

Lưu ý: Digitalstar khuyên các bạn nên khai báo chính xác nhất những gì có trong đó, điều này sẽ giúp thời gian xét duyệt của bạn sẽ giảm xuống nhiều hơn.

Các thông tin liên hệ bao gồm:

  • Tên
  • Họ
  • Tên công ty
  • Chủ bản quyền mà bạn đại diện
  • Địa chỉ email
  • Chọn quốc gia:
  • Thông tin đã gửi có liên quan đến hành vi truyền trực tuyến trái phép một sự kiện trực tiếp sắp diễn ra không?

Các trường có chứa dấu * là các trường bắt buộc. Bạn cần phải khai báo nó nhé!

Bước 3: Xác định và mô tả tác phẩm có bản quyền

Đây là bước chính cũng như là bước quan trọng nhất của quá trình này. Lúc này, bạn cần phải mô tả chính xác rằng website kia đã copy nội dung gì trên website của bạn để dựa vào đó, GSC sẽ đánh giá một cách chính xác nhất tình hình trang web của bạn.

Khi đến đây, GSC sẽ cho bạn 3 trường để điền vào chỗ trống:

  • Xác định và mô tả tác phẩm có bản quyền: Điền chi tiết và cụ thể nội dung mà người khác đã copy của bạn để Google kiểm tra
  • Chúng tôi có thể xem mẫu được cấp phép của tác phẩm ở đâu?: Bạn cần điền URL nội dung gốc (bài viết gốc) của bạn để Google đối chiếu và so sánh.
  • Vị trí của tài liệu vi phạm: Ngược lại với bên trên, bạn cần điền URL mà website đã copy nội dung của bạn vào đây. Nhớ là URL của bài viết copy đó nha chứ không phải là cả domain đâu nhé!

Bước 4: Xác nhận với lời tuyền thệ

Bước này đơn giản. Bạn phải xác định chính xác rằng bài viết của bạn là nội dung gốc và bạn đã báo cáo đúng URL website đang copy chứ không phải đang đi spam, report bẩn,… Sau khi đã xác nhận đúng các thông tin trên, bạn chỉ cần tích vào 3 ô tuyên thệ là xong.

Bước 5: Ký tên

Bước này cũng đơn giản, bạn chỉ cần khai báo ngày tháng report theo cú pháp Ngày/Tháng/Năm. Lưu ý là ngày hôm đó luôn nhé.

Sau đó hãy ký tên của vào.

Bước 6: Check lại tất cả và nhấn gửi

Bước kiểm tra lúc nào cũng cần thiết cho bất cứ quy trình nào. Bạn hãy kiểm tra lại một lần từ trên xuống dưới xem tất cả mọi thứ đã chính xác chưa? Nếu nó đã chính xác 100% rồi thì hãy xác nhận “Tôi không phải là robot” và nhấn Gửi.

Đây là hướng dẫn bản Free cho nên thông thường, Google sẽ xét duyệt và xử lý yêu cầu của bạn từ 2-4 ngày. Tuy nhiên sẽ có các trường hợp như có quá nhiều yêu cầu cần xét duyệt khác thì yêu cầu của bạn sẽ phải nằm ở hàng chờ, có thể phải chờ tới 7 ngày hoặc hơn.

Kết luận

DMCA là một trong những nền tảng tốt nhất để bảo vệ bản quyền của bạn trên internet. Tuy nhiên hiện nay trên các cộng đồng đang có những chiêu trò như spam report, report bẩn để đẩy xếp hạng từ khóa xuống. Cho nên, hãy cẩn thận với những chiêu trò này nhé!